CON LÊN TRUNG HỌC (2) 

 

Tại  Trường  Học.

 

 v Nên thảo luận với thầy cô tiểu học, ban giám hiệu và nêu ra những thắc mắc sau:

- Trẻ học trường nào trong tương lai ?

- Có bao nhiêu loại trường về khuyết tật ?

 

v Bạn nên nhớ khi hỏi thì phải có câu trả lời thỏa đáng, ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu chương trình học cách dạy, mục đích là khi con đi học về nhà thì bạn tiếp tục cách dạy của thầy cô trong lớp để con in trí thêm. Trường và gia đình cùng nhấn mạnh một điều thì trẻ dễ hấp thu hơn.

 

v Cha mẹ không nên thờ ơ với việc chọn trường, vì đây là tương lai lại có ảnh hưởng trọn đời của trẻ. Nếu bạn sợ hay ngại không dám hỏi rõ để có hiểu biết thì ngày sau có thể bạn sẽ hối hận là đã chọn lầm trường hay không biết tiêu chuẩn để tìm trường thích hợp cho con.

 

v Bạn có quyền xin đi thăm vài trường để so sánh, bạn cần sáng suốt và quyết định hợp lý, không nên nghĩ con chị bạn đang học trường A thì cũng chọn trường A cho con mình. Đừng ham khi thấy trường có nhiều máy điện toán, vì liệu con bạn có khả năng dùng máy hay không ? Việc bạn nên chú ý là lớp học có rộng rãi, khoảng khoát, học sinh vui học và thầy cô tận tâm chăng.

 

v Nên chọn loại trường mà xét thấy trẻ đang học có khả năng trội hơn con bạn. Điều này rất tốt, rất cần thiết về sau vì ngoài chương trình của thầy cô dạy, trẻ còn học từ các bạn chung trường cùng lớp.

 

v Bạn không nên hoang mang lo sợ là trẻ không theo kịp chúng bạn. Lớp học sẽ được tuyển chọn và sắp xếp thích hợp.

 

v Trường học có nhiều loại: trường bình thường, lớp bình thường, trường đặc biệt, lớp đặc biệt. Cấp lớp cao thấp còn tùy. Trường bình thường có lớp đặc biệt như IO (Moderate Intelligence), IM (mild intelligence). Trường đặc biệt thì gồm toàn học sinh khuyết tật vì khả năng học, hiểu của các em yếu kém.

 

v Bạn cần góp sức với trường, sát cánh với thầy cô, hiểu rõ con để chọn đúng trường lớp.

 

 

Tại  nhà:

 

v Nên để ý bài làm cho về nhà mỗi ngày, có thể bạn cần giúp đỡ con ít nhiều vì trẻ luôn luôn gặp khó khăn. Vài điều cần nhớ khi dạy là:

v Chớ nổi nóng vì thấy bài quá dễ mà con làm không được. Lỗi lầm lớn của bạn là lúc dạy đã quên rằng con bị khuyết tật. Hạ được cơn giận, điềm đạm là chính bạn đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển con.

v Nên dành từ 10 - 30' mỗi chiều tối để gần gũi trẻ, dạy con ôn lại những gì đã học ở trường ngày đó.

v Không nên tự tạo quá nhiều trách nhiệm cho mình, muốn dạy đúng thời lượng. Điều này sẽ gây hiểu lầm, tạo khó khăn cho cả hai.

v Cần dạy con học một cách vui vẻ và thích thú.

v Thường xuyên liên lạc hỏi thăm thầy cô, làm vậy là mặc nhiên cho họ biết rằng bạn luôn để ý và quan sát việc dạy và học của con.

v Hãy mạnh dạn đóng góp ý kiến cá nhân trong chương trình học nếu thấy có lợi chung.